Móng nhà đóng vai trò như bộ xương sống của công trình, chịu trách nhiệm truyền tải trọng lượng xuống nền đất. Hiện nay có 4 loại móng nhà gồm móng đơn, móng bè, móng băng, móng cọc. Hiểu rõ về các loại móng nhà sẽ giúp gia chủ tối ưu chi phí xây nhà đồng thời đảm bảo chất lượng, tuổi thọ công trình.
MỤC LỤC
Móng nhà là gì?
Móng nhà là phần kết cấu nằm dưới cùng của mọi công trình xây dựng, có nhiệm vụ chịu toàn bộ trọng tải của công trình. Đây là bộ phận quan trọng giúp truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất, đảm bảo sự ổn định và bền vững theo thời gian. Móng nhà cần được thiết kế vững chắc để chịu lực từ các tầng phía trên. Chất lượng móng càng tốt thì công trình càng kiên cố, giảm nguy cơ lún, nứt hoặc sụt lở.
Đối với các công trình cao tầng hay dự án lớn, việc thiết kế móng nhà cần sự tính toán kỹ lưỡng của đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao. Việc lựa chọn loại móng phù hợp với địa chất khu vực thi công sẽ đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của công trình.
Các loại móng nhà phổ biến hiện nay
Lựa chọn móng nhà phù hợp là yếu tố quyết định sự an toàn, độ bền và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Dưới đây là 4 loại móng nhà phổ biến.
Móng đơn
Móng đơn còn gọi là móng cốc, là loại móng chịu tải trọng từ một cột hoặc một cụm cột đứng gần nhau. Đây là loại móng đơn giản và phổ biến, thường được sử dụng trong các công trình nhỏ, đặc biệt là nhà cấp 4, nhà dân dụng hoặc những hạng mục có tải trọng không quá lớn.
Móng đơn có thể được thiết kế theo nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện địa chất và yêu cầu chịu tải. Loại móng này có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp, giúp tối ưu hóa khả năng chịu lực và phù hợp với nhiều điều kiện thi công khác nhau.

Móng băng
Móng băng là loại móng có dạng dải dài, có thể được thiết kế theo hai kiểu: độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Móng băng có nhiệm vụ chịu lực cho tường hoặc cột của công trình, giúp truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất một cách đồng đều hơn so với móng đơn. Móng băng khá nông, chiều sâu thích hợp để chôn móng từ 2m đến 2.5m.
Móng băng được sử dụng rộng rãi trong nhà phố, nhà cấp 4, nhà dân dụng, tòa nhà văn phòng nhỏ, nhà xưởng, công trình cải tạo, nâng tầng.

Móng bè
Móng bè còn gọi là móng toàn diện, là loại móng nông được sử dụng phổ biến trong các công trình có nền đất yếu, khả năng chịu tải kém hoặc dễ bị sụt lún. Móng bè có nhiệm vụ phân bổ trọng lực đều lên toàn bộ diện tích nền đất, giúp giảm tải trọng dồn cục bộ lên các khu vực nhất định, hạn chế nguy cơ lún không đều.
Loại móng này thường được sử dụng ở các khu vực có mực nước ngầm cao, đất có khả năng chịu nén yếu hoặc những nơi không thể thi công móng cọc. Móng bè được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình như nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước.

Móng cọc
Móng cọc là loại móng có kết cấu gồm đài móng và hệ thống cọc, có nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất sâu hơn, giúp ổn định nền móng ngay cả khi nền đất yếu. Móng cọc được sử dụng rộng rãi trong các công trình có tải trọng lớn, đặc biệt là những khu vực có địa chất yếu, dễ lún. Trước khi thi công, cần tiến hành khảo sát địa chất để đánh giá khả năng chịu lực của nền đất và lựa chọn loại cọc phù hợp.
Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại móng
Việc lựa chọn loại móng phù hợp cho công trình xây dựng là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn, độ bền và chi phí của công trình. Một móng nhà tốt giúp công trình ổn định, tránh lún nứt và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là những yếu tố chính cần xem xét khi lựa chọn loại móng phù hợp.
Tải trọng công trình
Tải trọng của công trình bao gồm trọng lượng bản thân công trình, trọng lượng của các vật dụng và con người sử dụng công trình. Tải trọng công trình là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định loại móng cần sử dụng.
- Các công trình như nhà cấp 4, nhà dân dụng nhỏ (1-2 tầng) có tải trọng nhẹ nên ưu tiên móng đơn hoặc móng băng. 2 loại móng này vừa đủ khả năng chịu lực, đồng thời tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Nhà 3 tầng trở lên, biệt thự, nhà xưởng cần hệ thống móng vững chắc hơn như móng băng hoặc móng cọc. Móng băng phù hợp với nền đất tốt, còn nếu nền đất yếu thì cần sử dụng móng cọc để tăng độ chịu lực.
- Các công trình cao tầng, cầu, đập thủy điện, nhà máy công nghiệp có tải trọng cực lớn cần móng cọc hoặc móng bè. Móng bè giúp phân tán tải trọng đều trên diện tích lớn, trong khi móng cọc truyền tải lực xuống lớp đất cứng sâu hơn.
Đặc điểm nền đất
Nền đất là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu tải và sự ổn định của móng. Nền đất tốt (đất thịt, đất pha cát, đất sỏi) có thể sử dụng móng nông như móng đơn hoặc móng băng vì đất có khả năng chịu tải tốt, không cần biện pháp gia cố nền đất trước khi thi công. Nền đất yếu (đất sét, đất bùn, nền đất có mực nước ngầm cao) cần sử dụng móng sâu như móng cọc hoặc móng bè để tránh sụt lún. Nếu nền đất có nước ngầm, móng bè sẽ giúp phân bổ tải trọng đều, tránh lún lệch.
Có thể bạn quan tâm: 5 điều cần lưu ý khi thi công móng nhà trên nền đất yếu
Điều kiện khí hậu, môi trường
Môi trường và khí hậu khu vực cũng ảnh hưởng đến lựa chọn loại móng. Đối với khu vực có động đất, gió mạnh, bão lũ nên sử dụng móng cọc để đảm bảo công trình vững chắc, chịu được lực tác động từ thiên nhiên. Móng cọc giúp giảm chấn động và giữ công trình ổn định khi có rung lắc
Độ sâu chôn móng
Nếu lớp đất chịu lực nằm ngay gần mặt đất, có thể sử dụng móng nông (móng đơn, móng băng) để tiết kiệm chi phí. Nếu nền đất yếu ở trên nhưng có lớp đất cứng ở dưới, cần sử dụng móng cọc để truyền tải trọng xuống lớp đất tốt hơn.
Chi phí xây dựng
Khi lựa chọn móng, ngoài yếu tố kỹ thuật, chi phí thi công cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Các loại móng có cấu tạo phức tạp, sử dụng nhiều vật liệu đắt tiền thì chi phí xây dựng sẽ cao hơn. Trong đó Móng đơn thường có chi phí thấp nhất, Móng băng có giá trung bình, móng cọc và móng bè có chi phí cao hơn nhưng đảm bảo công trình chịu lực tốt,
Các sai lầm thường gặp khi thi công móng nhà
Trong quá trình thi công móng nhà, cả gia chủ và nhà thầu có thể mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến độ bền và an toàn của công trình. Dưới đây là ba lỗi phổ biến nhất:
- Thiết kế sai tải trọng: Móng nhà cần được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn xây dựng, đảm bảo khả năng chịu tải và sử dụng vật liệu phù hợp. Tuy nhiên, một số nhà thầu không tính toán chính xác tải trọng hoặc không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật. Điều này có thể khiến móng không đủ chắc chắn, dẫn đến tình trạng sụt lún, nứt vỡ hoặc thậm chí sập đổ, gây nguy hiểm cho công trình và người sử dụng.
- Sử dụng vật liệu kém chất lượng: Việc lựa chọn vật liệu không đạt chuẩn có thể làm giảm tuổi thọ và độ an toàn của móng nhà. Khi móng không được xây dựng bằng các vật liệu đảm bảo chất lượng, khả năng chịu lực sẽ bị ảnh hưởng, dễ gây ra tình trạng xuống cấp nhanh chóng, dẫn đến chi phí sửa chữa tốn kém sau này.
- Không kiểm tra kỹ lưỡng nền đất trước khi xây dựng: Nhiều gia chủ và nhà thầu chủ quan bỏ qua bước khảo sát địa chất, dẫn đến việc sử dụng móng không phù hợp.

Trên đây là 4 loại móng nhà phổ biến mà bạn nên biết trước khi xây dựng công trình. Việc lựa chọn loại móng phù hợp không chỉ giúp tăng độ bền vững, đảm bảo an toàn mà còn tối ưu chi phí thi công. Đến với MasHome, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những giải pháp thi công phù hợp nhất, đảm bảo công trình vừa bền vừa đẹp.
MASHOME – MANG ĐẾN GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN
——————————————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MASHOME
Địa chỉ:
- Trụ sở Hà Nội: Toà nhà Số 619, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Trụ sở HCM: Số 238 Đường 14, Phường Phước Bình, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
- Xưởng sản xuất Nội thất: Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline: 0989.151.333
Website: https://Mashome.com.vn
Email: [email protected]