Phòng bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là không gian sum họp, quây quần của cả gia đình. Vì vậy, việc lựa chọn diện tích phòng bếp phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự tiện nghi, thoải mái và tối ưu công năng sử dụng. Vậy diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý. Hãy cùng MasHome tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC [hide]
Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý
Hiện nay, các diện tích phòng bếp phổ biến thường dao động từ 12m², 15m², 20m² đến 25m², tuy nhiên, không có con số cố định nào là tiêu chuẩn cho mọi gia đình. Kích thước bếp hợp lý cần dựa trên tổng diện tích căn nhà, số lượng thành viên cũng như mức độ sử dụng và trang bị thiết bị nhà bếp.
Diện tích tổng thể căn nhà
Diện tích phòng bếp cần phải phù hợp với tổng diện tích căn nhà để đảm bảo sự cân đối và tối ưu công năng sử dụng:
- Nhà nhỏ (dưới 50m²): Bếp thường được thiết kế nhỏ gọn, khoảng 12m², ưu tiên sự tối giản.
- Nhà trung bình (50-100m²): Phòng bếp có thể rộng khoảng 15-20m², vừa đủ để tích hợp khu nấu nướng và bàn ăn.
- Nhà lớn (trên 100m²): Có thể bố trí phòng bếp rộng 20-30m², phù hợp với gia đình đông người hoặc muốn lắp đặt nhiều thiết bị hiện đại.

Dựa vào nhu cầu sử dụng
Diện tích phòng bếp cũng cần được tính toán dựa trên số lượng thành viên trong gia đình và tần suất sử dụng bếp:
- Gia đình 02 người: diện tích phòng bếp là 15m2
- Gia đình 03 người: diện tích phòng bếp là 20m2
- Gia đình 04 người, bao gồm cả trẻ nhỏ: diện tích bếp lý tưởng là khoảng 22-25m2
Dựa vào số lượng thiết bị bếp
- Thiết bị cơ bản (bếp đun, chậu rửa, tủ bếp, tủ lạnh): Cần diện tích 12-15m².
- Thiết bị nâng cấp (lò nướng, máy rửa chén, bàn đảo, tủ rượu): Cần diện tích 18-25m² để đảm bảo không gian thoải mái.
- Bếp kết hợp quầy bar hoặc bàn đảo: Cần tối thiểu 20m² để không gian thoáng và tiện dụng.
Để có không gian bếp hài hoà, tiện nghi bạn nên cân nhắc các yếu tố trên để thiết kế diện tích phù hợp nhất với gia đình mình.

Nguyên tắc thiết kế phòng bếp tối ưu
Thiết kế phòng bếp không chỉ quan trọng ở diện tích mà còn sắp xếp hợp lý giữa các khu vực chức năng để tối ưu hoá công năng sử dụng. Dưới đây là những nguyên tắc giúp bạn phân chia không gian bếp hợp lý, đảm bảo sự tiện lợi và hiệu quả trong quá trình nấu nướng
Tam giác hoạt động trong nhà bếp
Tam giác hoạt động trong nhà bếp gồm ba vị trí chính:
- Tủ lạnh (khu cất trữ thực phẩm)
- Bếp nấu ăn (khu vực nấu nướng, chế biến thức ăn)
- Bồn rửa (khu sơ chế và làm sạch thực phẩm)
Việc bố trí hợp lý tam giác này sẽ giúp công việc nấu nướng thuận tiện hơn, giảm thiểu thời gian di chuyển và thao tác một cách hiệu quả.
Kích thước chuẩn của tam giác hoạt động
- Tổng chiều dài ba cạnh tam giác: Nên nằm trong khoảng 3.6m – 8m. Nếu nhỏ hơn sẽ làm cho căn bếp chật chội, khó mở những ngăn kéo bên dưới gây vướng víu. Nếu lớn hơn sẽ làm mất thời gian di chuyển khi nấu ăn.
- Chiều dài mỗi cạnh của tam giác: Nên nằm trong khoảng 1,2m – 2,7m để đảm bảo di chuyển thuận lợi, nhanh chóng.

Khoảng cách đặt các thiết bị trong bếp
Sẽ có ba thiết bị mà người nội trợ thường xuyên sử dụng là bếp ga, bồn rửa, tủ lạnh. Vậy khoảng cách giữa các thiết bị này như thế nào:
- Khoảng cách giữa bồn rửa và bếp: Tối thiểu 60cm để có không gian đặt thớt, xoong nồi khi chuẩn bị nấu ăn. Khoảng cách này cũng giúp hạn chế nước bắn vào bếp khi rửa thực phẩm.
- Khoảng cách bồn rửa và tủ lạnh: Không có quy định cụ thể nhưng lý tưởng là 50cm – 80cm. Khu vực này giúp đặt thực phẩm vừa lấy từ tủ lạnh ra trước khi sơ chế.
- Khoảng cách giữa bếp nấu và tủ lạnh: Khoảng cách tối thiểu từ 1m-2m để đảm bảo dễ dàng di chuyển và giảm toả nhiệt ra từ bếp ảnh hưởng đến tủ lạnh.
Khoảng cách từ bàn đảo đến các thiết bị khác
Kích thước tiêu chuẩn của bàn đảo thường là cao khoảng 81cm-90cm. Chiều cao bàn đảo nên bằng với chiều cao của mặt bếp để tạo ra một không gian đồng đều. Độ sâu của bàn đảo bao gồm cả mặt bàn thường là 60cm. Dưới đây là khoảng cách từ bàn đảo đến các thiết bị khác.
- Bàn đảo đến tủ lạnh: 1m – 1.2m.
- Bàn đảo đến tủ bếp: 90cm – 1.2m.
- Bàn đảo đến bức tường đối diện tủ bếp: 1m – 1.2m.
- Bàn đảo đến bức tường đối diện tủ lạnh: Trên 90cm.
Nếu trong bếp có bàn đảo, lối đi giữa các khu vực nên rộng 1m – 1.2m để đảm bảo hai người có thể di chuyển cùng lúc mà không bị vướng.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế phòng bếp
Phòng bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là không gian quan trọng trong mỗi ngôi nhà, ảnh hưởng đến sự tiện nghi và cảm hứng sáng tạo trong nấu ăn. Khi thiết kế phòng bếp, cần chú ý đến sự tối ưu về không gian, công năng và tính thẩm mỹ để đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng. Dưới đây là những điều quan trọng cần lưu ý để có một phòng bếp tiện nghi, an toàn và đẹp mắt.
Lựa chọn kiểu dáng bếp phù hợp với diện tích
Tùy vào diện tích phòng bếp mà bạn có thể lựa chọn kiểu dáng bếp sao cho hợp lý:
- Bếp chữ I: Phù hợp với bếp nhỏ dưới 12m², tiết kiệm không gian nhưng ít tiện ích.
- Bếp chữ L: Phù hợp với bếp từ 12m² – 20m², tận dụng được góc nhà, tạo sự tiện nghi.
- Bếp chữ U: Cần diện tích từ 20m² trở lên, phù hợp với không gian rộng, giúp tối ưu tam giác hoạt động.
- Bếp có bàn đảo: Phù hợp với bếp từ 15m² – 25m², mang phong cách hiện đại, tăng tính tiện ích.
Đảm bảo hệ thống chiếu sáng hợp lý
Ánh sáng là một yếu tố quan trọng giúp không gian bếp trở nên rộng rãi, sáng sủa và an toàn hơn khi nấu ăn. Bạn hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế cửa sổ hoặc giếng trời để tận dụng ánh sáng và giúp không khí lưu thông tốt hơn. Đồng thời lắp đặt hệ thống đèn hợp lý, đèn trần giúp chiếu sáng toàn bộ khu vực bếp, đèn led dưới tủ bếp giúp tăng ánh sáng cho khu vực chế biến, đèn thả dùng cho bàn ăn hoặc bàn đảo, tạo điểm nhấn thẩm mỹ.

Tối ưu không gian lưu trữ
Một căn bếp gọn gàng, ngăn nắp sẽ giúp bạn dễ dàng thao tác và tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
- Sử dụng tủ bếp kịch trần: Giúp tối ưu không gian lưu trữ và tránh bụi bẩn bám lên nóc tủ.
- Bố trí ngăn kéo thông minh: Để đựng đồ dùng nhà bếp theo từng nhóm, giúp dễ dàng tìm kiếm và sử dụng.
- Tận dụng góc chết: Sử dụng kệ xoay hoặc ngăn kéo góc để tận dụng triệt để diện tích bếp.
Tủ bếp có kích thước hợp lý
Chiều cao tủ bếp dưới thường từ 81cm đến 86cm, chiều sâu khoảng 55cm đến 60cm. Tủ bếp trên có chiều cao khoảng 80cm và chiều sâu 35cm. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới nên từ 60cm đến 65cm để đảm bảo sự thuận tiện khi sử dụng.

Trên đây, MasHome đã chia sẻ những thông tin hữu ích về ”diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý”, giúp bạn có cái nhìn tổng quan để thiết kế không gian bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn tối ưu, mang đến một căn bếp tiện nghi, thoải mái và thẩm mỹ cho gia đình. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thi công, hãy liên hệ MasHome để được tư vấn chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
- Những lỗi thiết kế nhà bếp mà bạn thường gặp
- 5 kiểu tủ bếp đẹp được lựa chọn nhiều nhất gần đây
- 10+ mẹo thiết kế phòng bếp giúp gia tăng kích thước và thẩm mỹ
——————————————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MASHOME
Địa chỉ:
- Trụ sở Hà Nội: Toà nhà Số 619, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Trụ sở HCM: Số 238 Đường 14, Phường Phước Bình, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
- Xưởng sản xuất Nội thất: Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline: 0989.151.333
Website: https://Mashome.com.vn
Email: hc.mashome@gmail.com