Trong quá trình xây dựng và sử dụng nhà ở, hiện tượng thấm dột là vấn đề không thể tránh khỏi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và kết cấu công trình. Chính vì vậy, áp dụng các phương pháp chống thấm nhà ở hiệu quả, triệt để là việc cần thiết, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của thời tiết mà còn kéo dài tuổi thọ của công trình. Bài viết này, MasHome sẽ giới thiệu những cách chống thấm giúp gia chủ an tâm và tiết kiệm chi phí bảo trì trong tương lai.
MỤC LỤC
Tại sao cần chống thấm cho nhà ở?
Chống thấm nhà là một công việc quan trọng và cần thiết trong xây dựng, không chỉ giúp bảo vệ công trình mà còn mang lại nhiều lợi ích lâu dài. Dưới đây là những lý do gia chủ nên chống thấm cho nhà ở.
- Bảo vệ kết cấu công trình: Thấm dột không chỉ làm hư hại về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình. Nước thấm vào các vết nứt có thể làm giòn và suy yếu các bộ phận chịu lực như cột, tường và mái nhà. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của công trình, khiến chi phí sửa chữa tăng cao.
- Giảm chi phí bảo trì công trình: Việc chống thấm kịp thời giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa sau này. Thấm dột có thể gây hư hỏng cho các lớp vữa, sơn tường, nội thất… Việc phòng ngừa ngay từ đầu sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều so với việc sửa chữa hậu quả.
- Bảo vệ sức khỏe gia đình: Những vết thấm lâu ngày có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của nấm mốc và vi khuẩn. Bên cạnh đó, ẩm mốc có thể gây mùi khó chịu trong không gian sống, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sự thoải mái của các thành viên trong gia đình.
- Đảm bảo an toàn: Khi nước ngấm vào tường, có thể dẫn đến cháy chập các đường dây điện, nguy cơ gây cháy nổ.
Khi nào cần chống thấm nhà?
Với nhà mới xây thì đổ xong bê tông thì nên chống thấm ngay để hạn chế sự cố thấm dột tường nhà sau này. Còn đối với nhà cũ thì cần chống thấm khi có các dấu hiệu sau
- Nước ngấm qua tường: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy ngôi nhà bị thấm, nước thấm vào nhà do tường bị nứt hoặc hệ thống ống nước bị rò rỉ.
- Ẩm mốc trên tường: Khi tường bị ẩm, không có sự thông thoáng, nấm mốc sẽ phát triển rất nhanh, tạo thành các đốm đen, xanh hoặc trắng.
- Sàn nhà hoặc tường bị ẩm ướt: Nếu để tình trạng này kéo dài, nước sẽ làm hư hỏng lớp sơn, làm phồng rộp gỗ, gây hư hỏng nội thất, có thể làm mốc các vật dụng trong nhà.
- Màu sơn bị bong tróc hoặc xỉn màu: Khi tường bị thấm, lớp sơn sẽ ảnh hưởng do nước làm yếu cấu trúc bề mặt. Vết sơn bong tróc, xỉn màu hoặc loang lổ là dấu hiệu rõ ràng của sự thấm nước.
Có thể bạn quan tâm: Top 6+ cách chống nóng nhà ở hiệu quả
Cách chống thấm nhà ở hiệu quả
Chống thấm nhà ở là một bước quan trọng giúp bảo vệ công trình khỏi sự xâm nhập của nước, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài. Dưới đây là các phương pháp chống thấm hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho ngôi nhà của mình:
Chống thấm nhà mới xây
Chống thấm tường ngay từ khi xây dựng giúp ngôi nhà của bạn luôn đẹp và bền lâu, ngăn ngừa các vấn đề thấm dột, nứt tường sau này. Dưới đây là cách bạn có thể thực hiện chống thấm tường cho cả trong và ngoài nhà một cách hiệu quả:
Chống thấm nhà từ bên trong
Việc chống thấm nhà mới từ bên trong thường dễ dàng hơn vì chưa có dấu hiệu thấm dột nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc phòng ngừa từ đầu sẽ giúp bảo vệ công trình lâu dài, tránh phải sửa chữa tốn kém sau này. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Dùng bột trét tường để phủ kín bề mặt tường cần chống thấm.
- Bước 2: Làm phẳng và láng mịn bề mặt tường sau khi đã trét bột để tạo độ bám cho lớp sơn.
- Bước 3: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng (chổi quét hoặc con lăn) để quét lớp sơn lót lên tường, sau đó phủ lớp sơn chống thấm lên trên. Đợi sơn khô hoàn toàn.
Chống thấm nhà từ bên ngoài
Đối với tường ngoài nhà, bạn cần phải chú ý hơn vì các yếu tố thời tiết như mưa, nắng sẽ dễ làm cho nước thấm vào tường. Đặc biệt, việc chống thấm cho các khu vực tường ngoài sẽ đòi hỏi kỹ thuật và vật liệu chống thấm phù hợp. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng các công cụ làm phẳng, sạch bề mặt, loại bỏ các vụn xi măng nhô lên hay cát, bụi bám vào. Cần chú ý mặt tường cần đảm bảo khô ráo, độ ẩm thấp
- Bước 2: Phun lớp lót chống thấm với mục đích là tăng độ bám dính giữa bề mặt tường và lớp chống thấm.
- Bước 3: Sau khi lớp lót đã khô và bám chắc vào tường, bạn hãy sử dụng các loại sơn chống thấm hoặc vật liệu chống thấm phù hợp. Thông thường, bạn sẽ cần phủ từ 1 đến 2 lớp chống thấm tùy vào yêu cầu cụ thể của công trình.
Lưu ý, chống thấm tường ngoài chỉ thực hiện được khi tường không tiếp giáp với các công trình khác.
Chống thấm tường nhà cũ
Tường nhà cũ nếu không được chống thấm tốt sẽ gây ra hiện tượng nứt, ẩm mốc, làm giảm giá trị thẩm mỹ và độ bền của công trình. Việc xử lý chống thấm nhà cũ cần thực hiện đúng các bước để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Dưới đây là các bước chi tiết để chống thấm cho tường nhà cũ
- Bước 1: Bạn cần cạo bỏ những lớp sơn đã bong tróc, hư hỏng. Sau khi cạo xong, vệ sinh bề mặt tường nhằm loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các vết bẩn khác.
- Bước 2: Tìm những vị trí bị nứt, kẽ hở trên bề mặt tường
- Bước 3: Đối với tường nội thất, bạn có thể trám những vết hở này lại bằng keo chống thấm chuyên dụng đàn hồi, hồ vữa. Đối với tường ngoài trời, bạn nên sử dụng các loại bột trét chuyên dụng cho tường ngoại thất.
- Bước 4: Sau khi các vết nứt đã được trám và bề mặt tường sạch sẽ, bạn có thể tiến hành phủ một hoặc hai lớp sơn chống thấm. Lưu ý trước khi sơn, đảm bảo bề mặt tường đã khô hoàn toàn và độ ẩm của tường không vượt quá 16%. Nếu tường vẫn còn ẩm, lớp sơn sẽ không bám chắc và không đạt hiệu quả chống thấm tốt.
Chống thấm chân tường
Trong thi công xây dựng, có rất nhiều giải pháp chống thấm chân tường khác nhau. Sau đây, MasHome sẽ tổng hợp và giới thiệu tới bạn các giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả, được nhiều nhà thầu ứng dụng nhất.
- Bằng cách ốp gạch: Cách chống thấm này vừa đem lại hiệu quả chống thấm cao, vừa có tác dụng trang trí, đồng thời cách thi công đơn giản, nhanh chóng.
- Bằng giấy gián tường: Phương pháp này phù hợp với những công trình tạm như nhà trọ, cửa hàng cho thuê, ký túc xá. Bởi lớp chống thấm bằng giấy dễ bị bong tróc do tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm nên độ bền không được đánh giá cao.
- Sử dụng hỗn hợp vữa trộn xi măng để chống thấm chân tường: Thường sử dụng cho các dạng nhà ống hoặc nhà xây cấp 4 ở nông thôn. Phương pháp này có ưu điểm nhanh gọn, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả chống thấm không mang tính tuyệt đối. Bởi vì, nước len vào theo các mao mạch và dẫn tới hiện tượng thấm ngược.
- Chống thấm chân tường bằng dung dịch Water Seal DPC chuyên dụng: Đây là giải pháp lâu dài và thường được các nhà thầu ứng dụng cho các công trình yêu cầu tính bền vững cao.
Chống thấm khe tiếp giáp nhà liền kề
Khe tiếp giáp là nơi dễ bị thấm nước, gây hư hỏng tường và làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Để giải quyết tình trạng này, việc thực hiện chống thấm đúng cách và đúng kỹ thuật là vô cùng cần thiết. Dưới đây là phương pháp để chống thấm khe tiếp giáp giữa các ngôi nhà liền kề.
Xử lý chống thấm tường khe tiếp giáp bằng tôn lá
Đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và có hiệu quả chống thấm cao. Bạn hãy lựa chọn tôn lá có độ dày từ 0,4mm đến 0,5mm. Tiếp theo đóng tôn vào vị trí khe tiếp giáp giữa hai căn nhà liền kề. Sau đó dán keo chống dột silicon lên những vị trí đã đóng đinh hoặc nẹp để cố định tấm tôn, tránh nước mưa thấm vào bên trong.
Chống thấm tường liền kề từ ban đầu (Khi công trình chưa xây dựng hoặc khi nhà chưa hoàn thiện)
Phương pháp này là giải pháp tối ưu và an toàn nhất, giúp ngăn ngừa thấm dột ngay từ giai đoạn thi công ban đầu.
- Khi nhà chưa xây xong: Bạn sử dụng gạch đặc ở vị trí tiếp giáp, kết hợp với hỗn hợp vữa xây và bê tông gốc chống thấm. Phương pháp này cần thực hiện ngay từ đầu khi nhà hàng xóm chưa xây dựng.
- Khi nhà đã hoàn thiện: Nếu tường tiếp giáp đã được hoàn thiện và không thể thay đổi được cấu trúc bên ngoài, bạn có thể trát lớp vữa chống thấm phía bên ngoài tường tiếp giáp để ngăn ngừa thấm.
Bạn lưu ý, tường tiếp giáp cần có độ dày tối thiểu 220mm để đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài. Có thể kết hợp sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau như sơn chống thấm, hóa chất chống thấm hoặc các lớp phủ composite như chống thấm composite FRP để đạt hiệu quả tối ưu.
Chống thấm sàn mái
Chống thấm sàn mái nếu không được xử lý tốt thì nước mưa có thể thấm qua sàn mái, gây hư hại cho kết cấu công trình, tường, trần nhà và các nội thất bên trong. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả:
- Chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường: Quét lớp nhựa đường lên bề mặt mái bê tông để tạo lớp chống thấm hiệu quả.
- Chống thấm sàn mái bằng hóa chất chống thấm Sika: Dùng hóa chất Sika để tạo lớp màng chống thấm, giúp bảo vệ lâu dài
- Chống thấm sàn mái bằng màng bitum: Dán màng bitum lên sàn mái bê tông, dễ thi công và hiệu quả chống thấm cao.
- Chống thấm sàn mái bằng xi măng: Trộn xi măng với phụ gia chống thấm để phủ lên sàn mái.
Trên đây là các cách chống thấm nhà ở. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về các phương pháp chống thấm hiệu quả cho nhà ở, từ đó giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn tránh khỏi những vấn đề về thấm dột, ẩm mốc. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ ngay với MasHome để được hỗ trợ tốt nhất.
MASHOME – MANG ĐẾN GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN
——————————————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MASHOME
Địa chỉ:
Trụ sở Hà Nội: Toà nhà Số 619, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Trụ sở HCM: Số 238 Đường 14, Phường Phước Bình, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
Xưởng sản xuất Nội thất: Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
Hotline: 0989.151.333
Website: https://Mashome.com.vn
Email: hc.mashome@gmail.com